Những điều thú vị tạo nên nét độc đáo của phim đạt giải Cannes – Titane

Sẽ có những bộ phim mà bạn xem xong rồi sẽ không tài nào nhớ nổi nội dung. Nhưng cũng có những bộ phim chỉ cần xem qua một lần là bạn sẽ mãi không quên được. Bộ phim ấy có thể không được đầu tư khủng hay được tuyên truyền mạnh mẽ, thế nhưng nó vẫn đủ đặc biệt để lưu lại dấu ấn và mang lại nhiều ý nghĩa trong lòng khán giả. Nếu bạn đã từng xem qua phim Titane thì có lẽ bạn sẽ hiểu được vì sao bộ phim này đoạt giải Cannes 2021. Một cô gái vai chính làm chủ một bộ phim không theo bất cứ quy tắc nào. Khán giả sẽ được thấy những khía cạnh rất mới lạ, độc đáo của bộ phim mà bạn chưa từng thấy ở đâu. Và có lẽ bạn sẽ cho rằng nó “chẳng giống ai”.

Những điều gì tạo nên vẻ đẹp nội dung của phim Titane, giúp nó phá vỡ các quy tắc thông thường để mang đến những lời phản ánh xã hội thật đanh thép? Cùng chúng tôi hiểu thêm về bộ phim độc đáo đã đoạt giải Cannes 2021 qua bài viết dưới đây nhé.

Titane – Một bộ phim không tuân theo bất kì quy tắc nào

Titane cũng là tên nguyên tố hóa học thứ 22 titanium – một kim loại chuyển tiếp màu trắng bạc, tỉ trọng thấp, độ bền cơ học cao, không bị ăn mòn bởi nước biển hay nước cường toan. Kim loại này liên quan đến nữ nhân vật chính của phim. Một miếng titanium được đưa vào não Alexia để cứu sống cô bé sau một tai nạn xe hơi thời thơ ấu. Trở thành thiếu nữ, Alexia (Agathe Rousselle thủ vai) thích làm tình với xe hơi và giết đàn ông. Trên đường chạy trốn sau những vụ sát nhân, Alexia làm quen với Vincent (Vincent London thủ vai) – một lính cứu hỏa có con trai mất tích từ bé. Vincent cho Alexia một nơi nương tựa, Alexia giúp Vincent làm lành nỗi đau.

Phim Titane
Nữ chính của bộ phim

Đoạt giải Cành cọ vàng tại Cannes

Theo tạp chí Madame Figaro, Liên hoan phim Cannes đã giáng đòn mạnh vào thực trạng bất bình đẳng về giới tính và thể loại phim trong điện ảnh khi trao giải cao nhất cho Titane – bộ phim “bất quy tắc” của một nữ đạo diễn 38 tuổi. Trẻ nhất trong số 4 nữ đạo diễn “đương đầu” với 20 nam đạo diễn. Theo Allociné – một dịch vụ thông tin điện ảnh có mặt ở 7 nước (Pháp; Anh, Đức, Tây Ban Nha, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico); Titane là bộ phim dài 108 phút cấm người dưới 16 tuổi; pha trộn giữa chính kịch, hư ảo và ly kỳ, hồi hộp.

Titane còn “bất quy tắc” vì không theo khuôn mẫu thông thường. Vì bạo lực tột độ và ngược đãi thể xác. Vì sự kết hợp kỳ lạ giữa phụ nữ – máy móc với tình yêu dành cho xe hơi và nhiệm vụ làm cha. Vì nữ diễn viên chính Agathe Rousselle là một “lính mới”, phi giới tính và chỉ đóng 3 phim ngắn trước đó.

Thông diệp của nữ đạo diễn Julia Ducournau

Julia Ducournau thừa nhận: “Không có bộ phim nào hoàn hảo cả. Người ta còn nói phim của tôi quái đản. […] Tôi nhận ra rằng sự hoàn thiện không phải là điều viển vông mà là một ngõ cụt. Và sự quái dị mà một số người sợ hãi luôn xuyên suốt công việc của tôi. Đó là vũ khí, là sức mạnh để đẩy lùi bức tường của sự hợp chuẩn vốn đang nhốt và ngăn cách chúng ta”.

Nữ đạo diễn Julia Ducournau
Nữ đạo diễn Julia Ducournau đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa thông qua bộ phim

Có lẽ sẽ còn rất lâu để Titane nhận được sự đồng thuận của giới phê bình. Tuy nhiên, trong buổi chiếu ngày 13-7 tại Cung Lễ hội; người ta không thấy khán giả rời ghế và bỏ về trước những cảnh bạo lực hoặc tình dục. Khán giả chỉ kinh ngạc bởi sức mạnh cực độ của hình ảnh và cười. Điều này không thoát khỏi sự quan sát của Julia Ducournau – người tự nhận mình tìm kiếm phản ứng của khán giả thay vì khiêu khích họ. Julia Ducournau – nữ đạo diễn được trao Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2021 – đã phát biểu như thế trong diễn từ nhận giải.

Thông tin thêm về giải Cành cọ vàng của Cannes

Để phản đối LHP Mostra năm 1938 do chính quyền phát xít tổ chức tại Venice (Ý); Chính phủ Pháp dự định tổ chức một liên hoan phim quốc tế tại Cannes vào năm 1939. Dự định này không thực hiện được vì Thế chiến thứ hai. Mãi đến năm 1946, LHP Cannes lần thứ nhất mới chào đời. Và được tổ chức hằng năm. Trừ các năm 1948, 1950 (do thiếu kinh phí). Và 2020 (do dịch bệnh).

Trong 74 lần tổ chức, Cành cọ vàng (trước năm 1955 là Giải thưởng lớn); giải thưởng cao nhất của LHP Cannes; chỉ hai lần trao cho nữ đạo diễn: Jane Campion với phim The Piano (Bài học dương cầm) năm 1993 và Julia Ducournau với phim Titane (Titanium) năm 2021. Tuy nhiên, Jane Campion phải chia sẻ Cành cọ vàng 1993 với Trần Khải Ca (phim Bá vương biệt cơ). Trong khi Julia Ducournau độc chiếm Cành cọ vàng 2021.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *